- Dùng trong xây dựng vỉa hè
- Dùng cho các hồ chôn lấp, hố thải
- Vải địa kỹ thuật giúp ổn định cấu trúc
- Vải địa kỹ thuật xử lý nền đất yếu
- Dùng cho công trình đường thủy
- Vải địa kỹ thuật cho xây dựng đường sắt
- Sử dụng làm trong hệ thống ống nước
- Sử dụng trong cây cảnh, hồ cảnh quan
- Sử dụng trong công trình giao thông
Hướng dẫn cách sử dụng vải địa kỹ thuật ART 16 chi tiết nhất
Để nâng cao hiệu quả sử dụng, bạn nên thi công vải địa kỹ thuật ART 16 không dệt theo các bước sau:
Chuẩn bị bề mặt
- Khâu chuẩn bị bề mặt rất quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thi công.
- Theo đó bạn cần làm sạch hết bề mặt cần thi công, phát quang; dọn hết các gốc cây, vụn gạch, sỏi đá và các vật liệu cứng khác
- Đảm bảo bề mặt phẳng, sạch, tránh đâm thủng vải địa kỹ thuật ART 16
- Thiết kế chiều dày của lớp đất để hạn chế tình trạng chọc thủng vài khi thi công.
- Tùy theo giá trị CBR của đất nền mà sẽ làm lớp đất đắp đầu tiên có độ dày thích hợp
Công tác trải vải địa kỹ thuật
- Khi trải vải địa kỹ thuật ART 16 sẽ được thực hiện trên toàn bộ nền; tùy theo từng mục đích sử dụng mà sẽ có cách trải vải khác nhau
- Nếu như dùng vải địa kỹ thuật với mục đích là ngăn cách, phân cách thì cần trải vải theo hướng di chuyển của thiết bị thi công
- Nhưng nếu sử dụng vải địa kỹ thuật để gia cố nền đất thì nên trải theo hướng thẳng góc với tim đường
- Đồng thời đảm bảo nếp nhăn và các nếp gấp kéo thẳng, để cố định mép vải thì bạn có thể dùng ghim sắt hoặc là bao cát để đè, tránh cho vải di chuyển khi trải.
- Thông thường thì thời gian trải vải địa kỹ thuật sẽ kéo dài không quá 7 ngày bao gồm bắt đầu từ lúc trải vải tới khi phủ kín hết mặt vải địa kỹ thuật ART 16
- Trong các trường hợp có quy định cụ thể về đồ án thiết kế thì thời gian có thể xê dịch
Nối vải địa kỹ thuật
Tùy thuộc theo đặc điểm cũng như điều kiện thi công vải địa kỹ thuật phân cách hay lọc thoát nước mà sẽ có phương án nối may vải hoặc là nối chồng mí.
Đối với nối chồng mí
- Cần đảm bảo chiều rộng chồng mí đạt tối thiểu theo mép biên của cuộn vải địa kỹ thuật ART 16 và các đầu cuộn vải được lựa chọn theo điều kiện đất nền
- Đặc biệt chiều rộng mối nối chồng tối đa là 500mm. Riêng đường gập nối cần có đường viền lớn trên 100mm, đường khâu cách biên 5 – 15cm; khoảng cách giữa các mũi dao động từ 7 -10cm.
Đối với trường hợp nối may
- Khi nối may cần dùng chỉ là sợi tổng hợp polypropylene, polyamide hay polyester để đảm bảo hiệu quả
- Cường độ kéo của mối nối phải đạt tiêu chuẩn thí nghiệm ASTM D 4884 và lớn hơn hoặc bằng 50% so với cường độ kéo vải địa kỹ thuật.
- Cần chú ý khoảng cách từ mép vải tới đường may ngoài cùng tối thiểu là 25mm. Đối với đường may đôi thì khoảng cách giữa 2 đường may tối thiểu là 5mm
- Chú ý đường may phải nằm ở phía mặt trên của tấm để dễ dàng quan sát kiểm tra chất lượng
Review Vải địa kỹ thuật ART 16 cường lực chịu kéo 16 kN/m
Chưa có đánh giá nào.