Nội dung chính
Chống thấm nhà vệ sinh hiện nay là nhu cầu rất phổ biến cho các ngôi nhà. Hệ thống công trình phụ như nhà vệ sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống sinh hoạt của bất cứ gia đình nào. Hay các đơn vị, tổ chức nào có con người hoạt động.
Tuy nhiên, đi cùng với nó thì đây cũng là khu vực dễ phát sinh nhiều vấn đề rắc rối nhất. Và điều đó mang đến không ít những phiền toái cho con người trong khi sử dụng.
Điển hình như tình trạng thấm dột nhà vệ sinh. Không chỉ khiến khu vực WC kém đẹp mà còn kèm theo những rủi ro về chất lượng công trình. Hay vấn đề an toàn trong sử dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người do nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi.
Chính vì thế, một phương pháp xử lý chống thấm nhà vệ sinh triệt để toàn diện là vô cùng cần thiết.
Vì sao cần chống thấm nhà vệ sinh ngay từ khi mới xây?
Như chúng ta đã biết thì sàn nhà vệ sinh bạn có thường xuyên ẩm ướt, có nước đọng trên sàn? Nếu xuất hiện tình trạng này bạn cần phải xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh hiệu quả, đúng kĩ thuật. Mong rằng bài chia sẻ này của chúng tôi có thể giúp bạn xử lý vấn đề sàn nhà triệt để. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh
Tác hại của việc không chống thấm nhà vệ sinh
1. Khi nhà vệ sinh bị thấm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu ngôi nhà, khiến nhà bị xuống cấp nhanh chóng. Nhà vệ sinh bị thấm, luôn trong tình trạng ẩm ướt gây nhiều phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày, là môi trường để vi khuẩn phát triển ảnh hưởng đến sức khoẻ của mọi người.
2. Khi nhà vệ sinh bị thấm, cũng là lúc bạn và gia đình phải tốn một khoản chi phí nhất định để sửa chữa, khắc phục bằng cách dùng sika, màng chống thấm hoặc sơn chống thấm.
Nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh bị thấm là tình trạng khá phổ biến, nguyên nhân là do:
1. Rò rỉ ống thoát nước: nhà vệ sinh là nơi gần nhất với hệ thống đường ống cấp thoát nước. Do đó, thường đối mặt với nguy cơ nước rò rỉ, ngấm ngược xuyên tường, xuyên sàn.
2. Thấm nhà vệ sinh do mạch gạch: Sàn nhà vệ sinh thường xuyên có nước, thẩm thấu qua các mạch lát nền và đọng lại dưới sàn bê tông. Hoặc các mạch gạch ở nền nhà vệ sinh bị bong, tạo kẽ hở cho nước ngấm xuống
3.Đặc thù khí hậu của Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều. Chính vì thế, các công trình luôn chịu tác động không nhỏ từ độ ẩm cao trong không khí. Đó cũng là một nguyên nhân khiến cho vấn đề thấm dột thêm phần nghiêm trọng.
4. Tường nhà, sân thượng, sàn mái bị thấm mà không được sửa chữa kịp thời cũng ảnh hưởng là khiến nhà vệ sinh thị thấm nước
5. Công trình chưa tiến hành xử lý chống thấm nhà vệ sinh trước đó. Hoặc đã tiến hành xử lý chống thấm nhà vệ sinh song hiệu quả không cao, không triệt để. Hoặc công trình nhà vệ sinh được thiết kế, xây dựng sai kỹ thuật ở khâu lắp đặt bồn cầu, thiết bị vệ sinh khiến nước xả tràn ra và thấm xuống nền nhà vệ sinh. Hoặc kết cấu bê tông bị lún, chất lượng kém, đan thép thưa không đúng tiêu chuẩn
6. Thi công ẩu, chất lượng công trình không đảm bảo dễ phát sinh thấm dột, xuống cấp.
Trên đây hoàn toàn không phải là những vấn đề hiếm gặp. Nói một cách khác, nguy cơ thấm dột nhà vệ sinh luôn ở mức cao. Chính vì thế, việc tìm ngay một giải pháp xử lý chống thấm nhà vệ sinh triệt để là yêu cầu tiên quyết. Đầu tiên cần tìm ra các vị trí gây thấm nhà vệ sinh để tìm ra phương án xử lý tiết kiệm và hiệu quả nhất
Các vị trí dễ gây thấm dột nhà vệ sinh
Có 4 vị trí dễ gây thấm nhà vệ sinh là:
1. Thấm cổ ống đi xuyên sàn: Đây là vị trí dễ phát sinh thấm dột nhất. Nếu quá trình thi công khiến miệng cống không được đảm bảo. Nước sinh hoạt có thể ngấm qua miệng cống, thấm vào mao mạch của công trình.
2. Thấm tại vị trí hộp kỹ thuật: Cần kiểm tra hệ thống đường ống nước xem có khả năng bị rò rỉ, hay nứt vỡ không.
3. Thấm tại chân tường tiếp giáp giữa tường và sàn: Nước mưa có thể thấm từ bên ngoài qua chân tường, vào bên trong. Điều này đe dọa trực tiếp an toàn của toàn bộ công trình. Chứ không riêng gì nhà vệ sinh.
4. Nứt sàn bê tông nhà vệ sinh: Bề mặt sàn thường được lát gạch. Tuy nhiên, nếu việc lát gạch không được kín. Độ dốc sàn không đảm bảo cho nước thoát nhanh chóng. Hay có vị trí hỏng hóc nào đó. Thì đây đều là những lưu ý quan trọng khi chúng ta đang cần xử lý chống thấm dột sàn nhà vệ sinh.
Hướng dẫn chống thấm nhà vệ sinh bằng vật liệu chống thấm SIKA
Chuẩn bị vật liệu chống thấm
1. Sikadur 732: là chất kết nối gốc nhựa epoxy 2 thành phần, không dung môi. Sikadur được dùng để kết nối cho vữa hoặc bê tông mới trộn với bê tông đã đông cứng, gạch, gạch men, thép,..
2. Sikagrout 214-11: là vữa rót gốc xi măng, trộn sẵn, không co ngót
3. Sikaflex construction AP: chất trám để gắn khe nối gốc polyurethane 1 thành phần
4.Sika Topseal 107 : chất chống thấm gốc xi măng 2 thành phần. Một bộ gồm có (đây là loại vữa gồm 5kg thành phần A dạng chất lỏng màu trắng và 20kg thành phần B dạng bột màu xám)
6. Sika Latex: nhũ tương gốc poly-butadiene làm kết nối và chống thấm cho vữa
5.Sika Primer 3
2. Dụng cụ thi công chống thấm
1.Cần 01 chiếc thùng sạch
2. Máy khuấy sơn
3.Chổi quét sơn, cọ lăn, bay
4.Bàn chải sắt hoặc máy chà tường
5.Ca nhựa hoặc máy phun nước, máy phun ẩm có thể thay thế bằng bình tưới cây
6.Máy thổi hoặc máy hút bụi
Ưu điểm của Sika
Sika là một trong những chất chống thấm được sử dụng khá phổ biến hiện nay để chống thấm nhà vệ sinh vì những ưu điểm:
- Trộn nhanh
- Dễ quét
- Không cần thêm nước
- Khả năng bám dính tốt
- Ngăn nước thấm qua
Hướng dẫn thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng vật liệu chống thấm 2 thành phần SIKA TOPSEAL 107
Bước 1: Vệ sinh bề mặt, xử lý bề mặt thi công
- Với công trình mới hoàn thiện phần thô: Dọn dẹp chướng ngại vật, vệ sinh bề mặt cần xử lý chống thấm. Với công trình mới, hoạt động vệ sinh này khá đơn giản và tiết kiệm. Vì thế, chúng ta thường được khuyến cáo nên chống thấm sàn nhà vệ sinh ngay khi công trình mới hoàn thiện phần thô.
- Với công trình cũ: Tháo dỡ các thiết bị đã lắp đặt trong nhà vệ sinh. Căn cứ vào mức độ thấm và tổn hại mà tiến hành bóc lớp vỏ ngoài hoặc không.
Bước 2: Tiến hành chống thấm cho sàn nhà vệ sinh
- Nếu ống nhựa đã được đặt trước, cần tiến hành đục mặt bê tông xung quanh ống với diện tích khoảng 10mm x 10mm. Nếu ống nhựa chưa được lắp đặt, định vị ống và dựng ván khuôn phía mặt dưới.
- Sau khi mặt bê tông đã được làm sạch và khô, tiến hành phủ chất kết nối Sikadur 732 lên bề mặt và đổ Sikagrout 214 -11 xung quanh ống trong khi lớp kết nối vẫn còn dính.
- Thi công lớp Sika Primer 3 lên các mặt của rãnh xung quanh đường ống, bơm Sikaflex Construction AP vào rãnh và để qua đêm. S
Bước 3: Làm ẩm bề mặt bê tông
–Sử dụng nước sạch tưới lên bề mặt bê tông để làm bão hòa bề mặt tạo độ ẩm cho bề mặt nhưng tránh để đọng nước
Bước 4:Tiến hành trộn vật liệu chống thấm sika top seal 107
– Cho từ từ thành phần A bột màu xám vào thành phần B theo tỉ lệ 1:4.
– Sau đó sử dụng khoan trộn điện tốc độ thấp quấy đều từ 3 – 5 phút.
Bước 5: Quét lớp chống thấm sika top seal 107 thứ nhất
– Lớp thứ nhất dùng chổi hoặc bay quét đều lên bề mặt bê tông chống thấm với mật độ tiêu thụ 2 kg/m2/lớp.
Bước 6: Quét lớp chống thấm sika top seal 107 thứ 2
– Lớp thứ hai tiến hành quét tương tự như lớp thứ nhất thời gian khoảng cách thời gian để quét mỗi lớp là sau 3 – 4 giờ (đảm bảo bề mặt đã khô nhưng vẫn còn dính)
– Dùng bay hoàn thiện bề mặt và dùng xốp làm đẹp bề mặt.
Mẹo nhỏ để tăng khả năng chống thấm cho nhà vệ sinh của vữa chống thấm Sika top Seal 107 :
Có thể thi công quét lớp chống thấm sika top seal 107 thứ 3 để đạt được chất lượng tốt nhất.
Sau khi thi công xong nên dùng nilong, bao tải ướt hoặc máy phun ẩm liên tục để tránh hiện tượng vật liệu chống thấm bị khô nhanh. Bởi vật liệu càng lâu khô thì sẽ đảm bảo được chất lượng càng đều và khả năng chống thấm càng tốt.
Láng lớp vữa tốt phủ bảo vệ lên bề mặt đã chống thấm sika top seal 107sử dụng kết hợp với sika latex TH
Vật liệu cần chuẩn bị:
1. Xi măng
2 Sika latex TH hoặc Sika latex
Bước 1: Lớp kết nối thứ nhất:
– Tiến hành trộn Sika Latex/ Sika Latex TH với nước theo tỉ lệ 1:1 và hòa đều.
– Sau đó tiếp tục cho xi măng vào hỗn hợp Sika Latex/ Sika Latex TH và nước theo tỉ lệ 4:1:1 được hỗn hợp hồ dầu.
– Quét hỗn hợp kết nối hồ dầu lên lớp Sikatop Seal 107 trên cùng sau khi chờ đủ thời gian hoặc cho đến khi Sikatop Seal 107 khô hoàn toàn (4-5 giờ) với mật độ tiêu thụ 0.25 lít/m².
– Hoàn thiện vữa chống thấm Sika Latex/ Sika Latex TH bằng phương pháp xoa nền. Nếu không thể xoa phẳng bề mặt thì xoa đều bằng bay thép.
Bước 2:Lớp kết nối thứ hai:
– Phủ lớp vữa bảo vệ bằng hỗn hợp xi măng – cát và hỗn hợp Sika Latex/ Sika Latex TH – nước.
– Trộn xi măng – cát theo tỉ lệ 1:3, sau đó trộn tiếp Sika Latex/ Sika Latex TH với nước theo tỉ lệ 1:3 rồi trộn 2 hỗn hợp đều với nhau cho đến khi đạt độ dẻo theo yêu cầu đối với thi công chống thấm.
-Thi công bằng tay khi lớp hồ dầu Sika Latex/ Sika Latex TH còn ướt, làm phẳng bề mặt bằng bay.
Bước 3: Nghiệm thu công trình và thử nước
Sau 24 giờ, lớp chống thấm khô, tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24 giờ và nghiệm thu chất lượng công trình. Nghiệm thu xong, tiến hành láng vữa bảo vệ chống thấm.
Sản phẩm liên quan