Vải địa kỹ thuật ART 12D không dệt có độ dày 1.6mm
TÀI LIỆU KỸ THUẬT
TƯ VẤN MUA HÀNG
Hotline: 0908.358.395
Gọi Hotline 0908.358.395 để được giá ưu đãi nhất
Mô tả
Vải địa kỹ thuật ART 12D là loại vải không dệt có cường lực 12.0kN/m được sản xuất tại Việt Nam theo công nghệ tiên tiến hiện đại. Vải được sản xuất từ polypropylene hoặc polyester, có tính thấm, khi sử dụng lót trong đất, nó có khả năng phân cách, lọc, bảo vệ, gia cường và thoát nước.
Giới thiệu chung về vải địa kỹ thuật ART 12D
- Tên sản phẩm: Vải địa kỹ thuật ART 12D
- Mã sản phẩm: 12D
- Sản xuất: Việt Nam
- Loại: Không dệt
- Màu sắc: Màu trắng và xám tro
- Độ dày: 1.6mm
- Chiều dài x rộng cuộn: 225 x 4 (mxm)
- Điều kiện lưu trữ: Ở nơi sạch sẽ, khô ráo và tránh ánh nắng mặt trời
Đặc tính kỹ thuật
CHỈ TIÊU
TIÊU CHUẨN
ĐƠN VỊ
ART 12D
Cường độ chịu kéo
ASTM D
4595
TCVN
8485
kN/m
12.0
Độ giãn dài khi đứt
ASTM D
4596
TCVN
8485
%
40/65
Cường độ kéo giật
ASTM D
4632
TCVN
8486
N
750
Sức kháng thủng CBR
ASTM D
6241
TCVN
8871-1
N
1900
Hệ thống thấm
ASTM D
4491
TCVN
8871-3
m/s
30 x 10-4
Kích thước lỗ O95
ASTM D
4751
TCVN
8487
micron
125
Trọng lượng đơn vị
ASTM D
3776
TCVN
8871-6
g/m2
175
Vải địa kỹ thuật ART 12D có đặc tính gì khi sử dụng ?
- Vải địa kỹ thuật ART 12D được đặt theo cường lực chịu kéo 12kN/m
- Sản xuất tại Việt Nam theo công nghệ tiên tiến hiện đại
- Sản phẩm này cấu tạo từ các sợi Polypropylene, Polyester
- Có khả năng thoát nước cao
- Tấm vải cũng có tính thấm
- Kích thước các lỗ tương đồng, khít và có khả năng thoát nước theo chiều dọc, chiều ngang
- Được ứng dụng nhiều trong các hạng mục xây dựng tại Việt Nam
- Giúp kéo dài được tuổi thọ của công trình
- Vải địa tạo được độ dày cho đất, tăng khả năng tiêu thoát nước
- Ngoài ra, còn có tính bền môi trường (chịu nước mặn)
- Dễ dàng sử dụng, thi công nhanh chóng đạt hiệu quả cao
- Chất lượng ổn định, giá thành hợp lý, tiết kiệm chi phí kinh tế
- Thành phần không có chất độc hại, thân thiện với môi trường
Các ứng dụng của vải địa kỹ thuật ART 12D
Vải địa kỹ thuật ART 12D không dệt được dùng cho các công trình
- Dùng cho đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh
- Khu đô thị, khu công nghiệp, nhà ga bến cảng nhằm xử lý nền đất yếu
- Dùng cho các công trình đê kè thủy lợi, bọ rọ đá kỹ thuật, rồng đá thảm đá
- Làm lớp vải địa chắn bùn cho lưới chắn bùn
- Làm lớp vải địa kỹ thuật khi may túi để kè bao biển, sông hồ
- Làm lớp bọc ống kỹ thuật, ống PVC
- Làm lớp lót trước khi trải màng chống thấm HDPE
- Làm lớp ngăn cách giữa đất với vỉ nhựa thoát nước
- Làm túi cho túi vải trồng cây, vườn tường đứng
Các chức năng của vải địa không dệt
- Chức năng phân cách: Lớp vải địa kỹ thuật ART 12D dùng để ngăn cách giữa hai lớp vật liệu có kích thước hạt khác nhau, dưới tác động của ứng suất nhất là những ứng suất do các phương tiện vận chuyển tác động lên làm cho vật liệu hạt giữ nguyên vẹn các đặc tính cơ học của nó.
- Chức năng gia cường: Vải địa kỹ thuật có tính chịu kéo cao. Người ta lợi dụng đặc tính này để truyền cho đất một cường độ chịu kéo nào đó theo kiểu gia cố cốt cho đất hoặc chứa đất vào các túi vải địa kỹ thuật
- Chức năng bảo vệ: Ngoài độ bền cơ học như bền kéo, chống đâm thủng cao … Vải địa kỹ thuật còn có tính bền môi trường (chịu nước mặn) và khả năng tiêu thoát nước nhanh. Nên Vải địa kỹ thuật được kết hợp với các vật liệu khác như thảm đá, rọ đá, đá hộc, bê tông … để chế tạo lớp đệm chống xói cho đê, đập, bờ biển, trụ cầu …
- Chức năng lọc: Lớp vải địa kỹ thuật ART 12D đóng vai trò là lớp lọc được đặt giữa hai lớp vật liệu có độ thấm nước và cỡ hạt khác nhau, chức năng của lớp lọc là tránh sự xói mòn từ phía vật liệu có cỡ hạt mịn hơn vào lớp vật liệu thô.
- Chức năng tiêu thoát nước: Khả năng thấm theo phương vuông góc với mặt phẳng vải địa kỹ thuật không dệt để chế tạo mương tiêu thoát nước ngầm. Dòng thấm trong đất sẽ tập trung đến rãnh tiêu có bố trí lớp vải lọc và dẫn đến khu tập trung nước bằng đường ống tiêu
Biện pháp thi công vải địa kỹ thuật ART 12D đúng cách
Để đạt hiệu quả cao bạn cần thi công vải địa kỹ thuật được thực hiện theo trình tự các bước như sau:
Chuẩn bị mặt bằng trải vải
Công tác chuẩn bị mặt bằng để trải vải địa kỹ thuật ART 12D là bước vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả thực hiện sau này. Do đó, bạn không được bỏ hay làm đại khái, qua loa bước này.
- Phát quang, dọn sạch bụi rậm, dãy cỏ trong phạm vi thi công.
- Dọn sạch các vật liệu cứng, sắc, nhọn để tránh đâm thủng vải địa.
- Bóc lớp hữu cơ và các lớp vật liệu khác.
- Gốc cây phải đào sâu 0.6m dưới mặt đất.
- San đều, phẳng mặt bằng, không để địa hình trải vải gồ ghề, mấp mô.
- Nếu mặt bằng thi công ướt, cần bơm, hút nước khô nền.
- Xác định lại tim, cắm cọc định vị phạm vi rải vải địa kỹ thuật
Tiến hành trải vải
Tùy thuộc vào sức chịu lực của đất ở khu vực thi công mà thực hiện rải vải phù hợp. Lớp vải nọ sẽ được tiếp nối lớp vải kia theo một khoảng phủ bì.
- Nếu dùng vải để phân cách, rải vải địa kỹ thuật ART 12D phải theo chiều cuộn và cùng hướng di chuyển của các thiết bị thi công.
- Nếu dùng vải vào mục đích gia cường, vải địa kỹ thuật cần được rải theo chiều cuộn của vải và có hướng thẳng góc với tim đường.
Khi trải, các nếp nhăn, nếp gấp cần phải được kéo thẳng. Nếu dùng bao cát hoặc ghim sắt để cố định các mép vải thì cần đảm bảo các tấm vải không bị nhăn hoặc dịch chuyển, xô lệch.
Kiểm tra công tác trải vải
Sau khi trải vải địa kỹ thuật ART 12D xong, trước khi tiến hành đắp đất cần phải kiểm tra, nghiệm thu công tác này. Nếu vải bị hư hỏng, tùy theo sự chấp thuận của tư vấn giám sát mà có biện pháp xử lý phù hợp.
- Một là sửa chữa bằng cách thay thế
- Hai là trải thêm một lớp vải địa kỹ thuật khác lên trên chỗ bị hư hỏng với chiều rộng phủ ra ngoài phạm vi hư hỏng không nhỏ hơn chiều rộng chồng mí
Một số lưu ý khi thi công
Vải địa kỹ thuật ART không dệt có kích thước giới hạn, trong khi măt bằng thi công thường có kích thước rất lớn nên để đảm bảo thi công được hiệu quả phải nối các tấm vải địa lại với nhau là cần thiết nhất. Tuy nhiên, điều kiện thưc tế tại công trình mà các tấm vải địa kỹ thuật ART 12D được nối may hoặc nối chồng mí với nhau.
Nguyên tắc nối
Nếu nối vải địa kỹ thuật ART 12D chồng mí phải sử dụng máy khâu chuyên dụng và phải tuân thủ theo các nguyên tắc kỹ thuật như sau:
- Chiều rộng mối nối chồng không nên vượt quá 500mm.
- Đường gập nối có đường viền từ 100mm trở lên
- Đường khâu cách biên khoảng từ 5 đến 15cm.
- Khoảng cách giữa các mũi chỉ dao động từ 7 đến 10cm
Còn nếu nối may thì:
- May bằng chỉ làm từ sợi hóa học như sợi PP, sợi PE,…
- Cường độ kéo mối nối may không được nhỏ hơn 50% cường độ kéo vải.
- Khoảng cách từ mép vải đến đường may ngoài cùng không được nhỏ hơn 25mm
- Nếu đường may đôi thì khoảng cách giữa 2 đường may phải từ 5mm trở lên.
- Đường may nằm ở mặt trên để thuận tiện cho công việc quan sát và kiểm tra chất lượng đường may sau khi trải vải
- Khoảng cách giữa các mũi may trong khoảng từ 7 đến 10 mm
Cửa hàng bán vải địa kỹ thuật ART không dệt ở đâu ?
Trên đây, bài viết đã giúp bạn nắm được quy trình thi công vải địa kỹ thuật ART 12D. Hy vọng qua đó, bạn có được kiến thức bổ ích, giúp quá trình thực hiện đạt hiệu quả nhất. Nếu còn điều gì thắc mắc hay muốn đặt mua vải địa chất lượng với mức giá phải chăng thì bạn hãy liên hệ với TỔNG KHO CHỐNG THẤM theo số hotline hoặc zalo để được tư vấn chi tiết.
Đánh giá (0)
Chưa có bình luận nào
Review Vải địa kỹ thuật ART 12D không dệt có độ dày 1.6mm
Chưa có đánh giá nào.