Vải địa kỹ thuật VNT160PE không dệt cường lực chịu kéo 6kN/m

TÀI LIỆU KỸ THUẬT
TƯ VẤN MUA HÀNG
Hotline: 0908.358.395

Gọi Hotline 0908.358.395 để được giá ưu đãi nhất

Mô tả

Vải địa kỹ thuật VNT160PE không dệt được sản xuất tại Việt Nam có cường lực chịu kéo 6 kN/m loại vải chuyên dụng trong xử lý nền đất yếu, làm đường, kè hoặc lớp lót ngăn cách cho các công trình xây dựng, cầu đường, thuỷ lợi, dân dụng.

Giới thiệu chung về vải địa kỹ thuật VNT160PE

  • Tên sản phẩm: Vải địa kỹ thuật VNT160PE
  • Mã sản phẩm: VNT160PE
  • Sản xuất: Việt Nam
  • Màu sắc: Màu trắng
  • Độ dày: 2mm
  • Trọng lượng: 160 g/m²
  • Chiều dài x chiều rộng cuộn: 200 x 4 (mxm)
  • Cách bảo quản: Ở nơi sạch sẽ, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời
Vải địa kỹ thuật VNT160PE
Vải địa kỹ thuật VNT160PE

Đặc tính kỹ thuật

CHỈ TIÊU PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ĐƠN VỊ VNT160PE
Cường lực chịu kéo ASTMD 4595 kN/m 6
Độ giãn dài khi đứt % 65
Cường độ chịu xé rách hình thang ASTM D 4533 N 140
Cường độ chịu kéo giật ASTM D – 4632 N 370
Kháng thủng thanh ASTM D 4833 N 180
CBR đâm thủng DIN 54307 N 970

Vải địa kỹ thuật VNT160PE có đặc điểm vượt trội gì ?

  • Loại vật liệu địa kỹ thuật được sản xuất tại Việt Nam
  • Sản xuất hoàn toàn trên dây chuyền tự động với công nghệ Hàn Quốc
  • Sử dụng 100% nguyên liệu  polypropylene, xuyên kim có phụ gia kháng tia cực tím
  • Được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều công trình có quy mô khác nhau
  • Với các chức năng như gia cố, bảo vệ, lọc, thoát nước, phân cách vật liệu…
  • Vải địa kỹ thuật VNT160PE có tính ổn định cao.
  • Giá thành hợp lý với chất lượng quốc tế.
  • Nguồn nguyên liệu chất lượng cao, nhập khẩu từ nước ngoài.
  • Không có chất độc hại, thân thiện với môi trường xung quanh 
Đặc điểm chung của vải địa
Đặc điểm chung của vải địa

Ứng dụng của vải địa kỹ thuật VNT160PE 

Khôi phục và gia cường nền đất yếu: Vải địa kỹ thuật VNT160PE không dêt được sử dụng như một biện pháp tiết kiệm và hiệu quả để phục hồi các ô hay khu vực đất rất yếu như đầm phá, ao bùn; với tính năng có cường lực chịu kéo cao, độ giãn dài thấp, độ bền kéo mối ghép nối tốt. Cốt gia cường trong xây dựng tường chắn đất, mái dốc…

Phân cách ổn định nền đường: Do có tính năng cường độ chịu kéo và ứng suất cao nên được sử dụng làm lớp phân cách giữa nền đất đắp; và đất yếu nhằm duy trì chiều dày đất đắp và tăng khả năng chịu tải của nền đường. Ổn định nền đất trong xây dựng đường bộ, đường sắt, sân kho, bãi Container, san lấp nền….

Chống xói mòn: Được sử dụng trong các công trình như đê, đập, kênh mương thủy lợi, kè sông, biển nhằm giảm bớt áp lực thủy động từ bên trong bề mặt mái dốc; và triệt tiêu bớt các tác động từ môi trường gây ra xói mòn như: nhiệt độ, mưa, gió, sóng.

Lọc và thoát nước nền đường, các công trình như: Sân vận động, sân golf, công viên, rãnh tiêu trong nông nghiệp….

Bảo vệ màng chống thấm trong các công trình như: Hệ thống xử lý chất thải, hồ chứa nước thải

Vải địa không dệt
Vải địa không dệt

Biện pháp thi công vải địa kỹ thuật VNT160PE

Dưới đây là các bước thi công vải địa kỹ thuật VNT không dệt chi tiết nhất

Chuẩn bị bề mặt 

  • Mặt bằng trước khi trải vải cần phải được phát quang và dọn sạch gốc cây; bóc bỏ hữu cơ và các vật liệu không phù hợp khác, đào đắp đến cao độ thiết kế.
  • Nền đường cần có độ dốc để thoát nước khi mưa. Cắm lại tim và cọc định vị phạm vi rải vải địa kỹ thuật VNT160PE
  • Nếu mặt bằng thi công bị ướt, cần bơm, hút nước khô nền hoặc bề mặt diện tích trước khi áp dụng các cách thi công vải địa kỹ thuật.
Trải vải địa kỹ thuật
Trải vải địa kỹ thuật

Công tác trải vải 

Vải địa kỹ thuật VNT160PE thường sẽ được đóng gói theo dạng cuộn để tiện cho việc vận chuyển và thi công. Quá trình trải vải có thể đồng thời sử dụng máy móc hỗ trợ nâng cuộn vải hoặc sử dụng nhân công trực tiếp.

Lưu ý:

  • Khi sử dụng vải với mục đích ngăn cách nên trải theo chiều cuộn của vải trùng với hướng di chuyển chính của thiết bị thi công.
  • Khi sử dụng vải với mục đích gia cường phải trải theo chiều cuộn của vải có hướng thẳng góc với tim đường.

Các nếp nhăn và nếp gấp phải được kéo thẳng, nếu cần phải dùng bao cát hoặc ghim sắt (hoặc cọc gỗ) để cố định các mép vải nhằm bảo đảm các tấm vải không bị nhăn hoặc dịch chuyển trong quá trình trải vải và đắp đất trên mặt vải địa kỹ thuật VNT160PE

Thi công vải địa VNT
Thi công vải địa VNT

Nối vải 

Nối chồng mí: chiều rộng chồng mí tối thiểu theo mép biên cuộn vải địa kỹ thuật VNT160PE và giữa các đầu cuộn vải phải được lựa chọn theo điều kiện của đất nền tại Bảng 

Điều Kiện Đất Nền Chiều rộng chồng mí tối thiểu
CBR > 2 % Hoặc Su > 60 KPa 300 mm ÷ 400 mm
1 % ≤ CBR ≤ 2 % Hoặc 30 KPa ≤ Su ≤ 60 KPa 600 mm ÷ 900 mm
0,5 % ≤ CBR < 1 % Hoặc 15 KPa ≤ Su < 30 KPa 900 mm hoặc nối may
CBR < 0,5 % Hoặc Su < 15 KPa phải nối may
Tất cả mối nối ở đầu cuộn vải 900 mm hoặc nối may

Nối may:

  • Chỉ may phải là sợi tổng hợp loại polypropylene, polyamide hoặc polyester như yêu cầu tại 4.3
  • Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) phải lớn hơn hoặc bằng 50 % cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM D 4595)
  • Khoảng cách tối thiểu từ mép vải đến đường may ngoài cùng không được nhỏ hơn 25 mm
  • Trong trường hợp đường may đôi, khoảng cách giữa hai đường may không được nhỏ hơn 5 mm
  • Đường may phải nằm ở mặt trên để có thể quan sát và kiểm tra chất lượng đường may sau khi trải vải địa kỹ thuật VNT160PE. Khoảng cách mũi chỉ từ 7 mm đến 10 mm

Đổ vật liệu đắp

  • Bước tiếp theo trong quy trình thi công vải địa kỹ thuật là đổ vật liệu đắp lên bề mặt vải địa kỹ thuật VNT160PE
  • Tuy nhiên, trước khi đắp đất phải kiểm tra và nghiệm thu công tác trải vải; nếu vải bị hư hỏng; và tùy theo sự chấp thuận của tư vấn giám sát; có thể sửa chữa bằng cách thay thế hoặc trải thêm một lớp vải trên chỗ bị hư hỏng với chiều rộng phủ ra ngoài phạm vi hư hỏng không nhỏ hơn chiều rộng chồng mí quy định.
  • Khi đổ vật liệu đắp lên lớp vải địa kỹ thuật đã được trải phải đảm bảo chiều dày tối thiểu trên mặt vải.
  • Nếu không có quy định cụ thể trong đồ án thiết kế, thì thời gian tối đa kể từ khi trải vải cho đến khi đắp phủ kín mặt vải không được quá 7 ngày. Không cho phép thiết bị thi công đi lại trực tiếp trên mặt vải.
Sử dụng làm lớp lót màng chống thấm HDPE
Sử dụng làm lớp lót màng chống thấm HDPE

San lấp lớp đắp theo đúng chiều dày

  • Sau khi đã đổ lớp vật liệu đắp lên vải địa kỹ thuật VNT160PE, công việc tiếp theo là san ủi lớp đắp theo đúng chiều dày được quy định trong đồ án thiết kế.
  • Trường hợp, nếu không có quy định cụ thể trong đồ án thiết kế; thì chiều dày lớp đắp đầu tiên trên mặt vải không nên nhỏ hơn 300mm.
  • Cần phải lựa chọn trọng lượng của thiết bị thi công phù hợp với điều kiện thực tế của đất nền sao cho vết hằn bánh xe trên lớp đắp đầu tiên không lớn hơn 75mm để giảm thiểu sự xáo động hoặc phá hoại của nền đất yếu bên dưới

Mua vải địa kỹ thuật VNT chất lượng ở đâu ?

Hiện nay có rất nhiều đơn vị phân phối sản phẩm vải địa kỹ thuật VNT160PE. Chúng được bán với nhiều mức giá khác nhau. Khiến cho việc lựa chọn của người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, người tiêu dùng nên lựa chọn mua sản phẩm tại TỔNG KHO CHỐNG THẤM để đảm bảo giá thành và chất lượng luôn được đảm bảo. Chúng tôi cam kết không bán vật liệu hàng giả, kém chất lượng.

Bên cạnh vải địa kỹ thuật không dệt chúng tôi hiện còn đang cung cấp các loại vật tư chống thấm, lưới thủy tinh, phụ gia chống thấm, băng cản nước, keo dán các loại,…. Đến với chúng tôi, khách hàng có thể hoàn toàn an tâm về uy tín và độ an toàn của mọi sản phẩm

Nếu có nhu cầu mua hàng thì hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi qua hotline và zalo nhé. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách

Địa chỉ mua vải địa kỹ thuật chất lượng

Đánh giá (0)

Review Vải địa kỹ thuật VNT160PE không dệt cường lực chịu kéo 6kN/m

5 0% | 0 đánh giá
4 0% | 0 đánh giá
3 0% | 0 đánh giá
2 0% | 0 đánh giá
1 0% | 0 đánh giá
Đánh giá Vải địa kỹ thuật VNT160PE không dệt cường lực chịu kéo 6kN/m

Chưa có đánh giá nào.

Chưa có bình luận nào