Vải địa kỹ thuật VNT40 không dệt sản xuất tại Việt Nam
TÀI LIỆU KỸ THUẬT
TƯ VẤN MUA HÀNG
Hotline: 0908.358.395
Gọi Hotline 0908.358.395 để được giá ưu đãi nhất
Mô tả
Vải địa kỹ thuật VNT40 là vải tấm vải được sản xuất từ polypropylene hay polyester. Tác dụng chính của loại vải này là phân cách, gia cường nền móng, bảo vệ và thoát nước tốt cho nền đất. Vải địa kỹ thuật được ứng dụng chủ yếu trong các lĩnh vực như xây dựng kĩ thuật giao thông thủy lợi, xây dựng môi trường, thi công đường bộ.
Giới thiệu về vải địa kỹ thuật VNT40
- Tên sản phẩm: Vải địa kỹ thuật VNT40
- Mã sản phẩm: VNT40
- Xuất xứ: Việt Nam
- Màu sắc: Màu trắng
- Hình dạng: Cuộn tròn
- Độ dày: 2,05 mm
- Chiều dài x chiều rộng cuộn: 125 x 4 (mxm)
- Trọng lượng đơn vị: 290 g/m²
- Điều kiện lưu trữ: Ở nơi sạch sẽ, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời
Đặc tính kỹ thuật
CHỈ TIÊU
PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
ĐƠN VỊ
VNT40
Cường lực chịu kéo
ASTM D – 4595
kN/m
20
Khối lượng đơn vị
ASTM D – 5261
g/m2
290
Hệ số thấm
ASTM D – 4491
10-4m/s
30
Độ giãn dài
ASTM D – 4632
%
70
Lực kéo giật
ASTM D – 4632
N
1220
Lực chịu xé lớn nhất
ASTMD – 4533
N
480
Lực kháng xuyên CBR
ASTM D – 6241
N
3.210
Lực đâm thủng thanh
ASTMD – 4833
N
600
Kích thước lỗ 095
ASTM D – 4751
mm
<0,075
Diện tích
m2
500
Ưu điểm của vải địa kỹ thuật VNT40 không dệt
- Nó gồm các sợi mảnh liên kết với nhau liên tục hoặc không liên tục, không theo một chiều nào
- Vải địa kỹ thuật VNT40 có tính thấm, sản xuất từ polypropylene hoặc polyester,…
- Sản phẩm rất phổ biển trong các công tác thủy lợi, giao thông và môi trường
- Có những đặc tính cơ lý học tuyệt vời như sức chịu kéo, độ giãn, độ thấm nước,…
- Tạo sự ổn định cho các nền đất khi thi công vải địa kỹ thuật
- Tạo ra một bề mặt làm việc trên nền đất yếu, giảm tình trạng đất lún; sạt lở khi thi công công trình phía trên
- Tiết kiệm được khối lượng sản xuất đất nệm, giảm khối lượng đào bới hữu cơ.
- Vải địa kỹ thuật VNT40 rất dễ dàng sử dụng, giúp thi công nhanh chóng
- Giá thành không quá đắt, hợp lý, tiết kiệm chi phí xây dựng
- Không có chất độc hại, an toàn với con người khi sử dụng
Ứng dụng thường gặp của vải địa kỹ thuật VNT40
Vải địa kỹ thuật VNT40 có khá nhiều ưu điểm nổi trội cho nên chúng được sử dụng nhiều trong:
- Sử dụng làm trong hệ thống ống nước.
- Sử dụng trong cây cảnh, hồ cảnh quan. …
- Sử dụng trong công trình giao thông. …
- Sử dụng trong công trình cầu. …
- Sử dụng trong đê kè sông biển
- Sử dụng trong kho hàng, khu vực bốc dỡ hàng
- Sử dụng trong nhà xưởng công nghiệp
- Sử dụng trong hố chứa chất
Biện pháp thi công vải địa kỹ thuật VNT40 không dệt
Vải địa kĩ thuật VNT không dệt thường được thi công theo các trình tự sau:
Chuẩn bị bề mặt
Mặt bằng trước khi trải vải cần phải được phát quang và dọn sạch gốc cây, bóc bỏ hữu cơ và các vật liệu không phù hợp khác, đào đắp đến cao độ thiết kế. Vải địa kĩ thuật VNT40 phải đảm bảo không bị chọc thủng trong quá trình thi công như bị thủng bởi các vật liệu sắc cạnh như sỏi, đá và vật cứng xuyên thủng; hoặc lớp đất đắp không đủ dày trong khi đổ đất. Với trường hợp sau, chiều dày thiết kế tối thiểu của lớp đắp cần phải được duy trì trong suốt quá trình thi công. Để ngăng ngừa vải bị chọc thủng trong thi công, người ta thường tính toán các thông số sau để xác định tính kháng chọc thủng sau.
- Chiều dày lớp đất đắp đầu tiên trên mặt vải, phụ thuộc vào giá trị CBR của đất nền bên dưới lớp vải địa kỹ thuật VNT40
- Sự hiện hữu của vật cứng, sỏi, đá trong đất đắp đặc biệt là đối với đất lẫn sạn sỏi.
- Loại thiết bị thi công, tải trọng và diện tích tiếp xúc của bánh xe và từ đó gây ra áp lực tác dụng tạo cao trình mặt lớp vải.
Công tác trải vải
Công việc thi công lớp vải phải tiến hành trên toàn bộ phạm vi của nền.
Khi sử dụng vải với mục đích ngăn cách nên trải theo chiều cuộn của vài trùng với hướng di chuyển chính của thiết bị thi công.
Khi sử dụng vải địa kỹ thuật VNT40 phải trải theo chiều cuộn của vải có hướng thẳng góc với tim đường. Các nếp nhăn và nếp gấp phải được kéo thẳng, nếu cần phải dùng bao cát hoặc ghim sắt (hoặc cọc gỗ) để cố định các mép vải nhằm bảo đảm các tấm vải không bị nhăn; hoặc dịch chuyển trong quá trình trải vải và đắp đất trên mặt vải.
Nếu không có quy định cụ thể trong đồ án thiết kế, thì thời gian tối đa kể từ khi trải vải cho đến khi đắp phủ kín mặt vải không được quá 7 ngày. Không cho phép thiết bị thi công đi lại trực tiếp trên mặt vải.
Nếu cần ghép, nối vải. Cần sử dụng máy khâu chuyên dụng. Nếu nối chồng mí, phải đảm bảo:
- Chiều rộng mối nối chồng không vượt quá 500mm
- Đường gập nối có đường viền lớn hơn 100mm
- Đường khâu cách biên 5 đến 15cm
- Khoảng cách các mũi chỉ từ 7 đến 10cm
Cửa hàng bán vải địa kỹ thuật VNT không dệt ở đâu ?
Trên đây, TỔNG KHO CHỐNG THẤM vừa giới thiệu đến quý khách hàng phương pháp thi công vải địa kỹ thuật VNT40 tại công trường. Hy vọng với những hướng dẫn chi tiết này việc thi công vải địa tại công trường sẽ trở nên dễ dàng và mang lại hiệu quả cao hơn.
Nếu còn bất cứ điều gì còn thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!
Đánh giá (0)
Chưa có bình luận nào
Review Vải địa kỹ thuật VNT40 không dệt sản xuất tại Việt Nam
Chưa có đánh giá nào.