Hướng dẫn cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika tốt nhất

Chống thấm nhà vệ sinh là gì, tại sao lại phải chống thấm nhà vệ sinh?

Chống thấm nhà vệ sinh là công việc xử lý chống thấm cho các vị trí trong nhà vệ sinh như: bề mặt, cổ ống, chân tường.. Chống thấm là công tác nhằm mục đích ngăn chặn ngay từ đầu các hiện tượng thấm dột về sau này cho nhà vệ sinh của gia chủ. Vậy tại sao chúng ta cần phải chống thấm cho nhà vệ sinh? Rõ ràng đây là một trong những công việc cực kỳ quan trọng trong công tác xây dựng và hoàn thiện ngôi nhà của chúng ta.

Hướng dẫn chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika tốt nhất
Hướng dẫn chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika tốt nhất

Nếu không xử lý chống thấm nhà vệ sinh ngay từ đầu, thì chắc chắn bạn sẽ phải trả giá, lãnh những hậu quả sau này như sau:

Khi đưa ngôi nhà vào sử dụng, nếu bị thấm sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của gia đình bạn

Nhà vệ sinh bị thấm sẽ làm nhỏ giọt xuống, gây hỏng trần thạch cao, gia chủ cần phải cho thợ đục ra làm lại toàn bộ.

Sika chống thấm có tốt cho nhà vệ sinh hay không?

Sika chống thấm là gì?

Vật liệu chống thấm Sika đã nổi tiếng khắp trong thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam và nước ngoài với các sản phẩm chất lượng tốt, hiệu quả cao. Sản phẩm của Sika rất đa dạng các sản phẩm với công dụng khác nhau để khách hàng lựa chọn. Rất nhiều công trình lớn nhỏ được thi công chống thấm bằng sản phẩm Sika nổi tiếng như: Sikatop Seal 107, Sikatop Seal 109, Sika Grout 214 – 11, Sikaproof Membrane…

Công ty Sika Việt Nam là công ty chuyên sản xuất các vật liệu chống thấm dùng cho xây dựng, là một thành viên của tập đoàn Sika hàng đầu thế giới về phụ gia xây dựng, Sika Việt Nam kế thừa công nghệ sản xuất tiên tiến nhất và chiếm lĩnh thị trường vật liệu chống thấm ở Việt Nam trong thời gian qua.

chống thấm bằng Sika
Chống thấm Sika là gì?

Vậy chống thấm bằng Sika có tốt không?

Như đã trình bày ở trên, Để trả lời cho câu hỏi Sika chống thấm có tốt cho nhà vệ sinh hay không? Tôi có thể khẳng định với bạn là có, nếu như bạn làm đúng quy trình thi công chống thấm cho nhà vệ sinh! Bây giờ bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như tính an toàn của sản phẩm Sika rồi nhé.

Các bước xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika tốt nhất

1. Công tác chuẩn bị vật liệu Sika chống thấm

Bạn cần chuẩn bị những dụng cụ và sản phẩm Sika sau đây để chống thấm cho nhà vệ sinh như sau:

Sika grout 214-11 Vữa rót không co ngót chống thấm cổ ống xuyên sàn
Sika grout 214-11 Vữa rót không co ngót chống thấm cổ ống xuyên sàn
  • Vữa chống thấm Sikatop Seal 107
Vữa chống thấm Sikatop Seal 107
Vữa chống thấm Sikatop Seal 107
  • Phụ gia kết nối, tạo vữa chống thấm Sika Latex TH: sử dụng để trát lót + dán lưới gia cố chân tường
Sika latex TH 5 lít - phụ gia chống thấm trộn vữa xi măng
Sika latex TH 5 lít – Phụ gia chống thấm trộn vữa xi măng
  • Lưới thủy tinh gia cường dành cho chân tường khổ 20cm
lưới thủy tinh gia cường
Lưới thủy tinh gia cường chống thấm cho chân tường
  • Keo Foam bọt Apolo dùng để bịt đáy cho cổ ống, hộp kỹ thuật
Keo bọt nở Apolo Foam
Keo bọt nở Apolo Foam
  • Thanh trương nở DB 2010 (hay còn gọi là thanh thủy trương) sử dụng để quấn quanh cổ ống
Thanh trương nở DB 2010
Thanh trương nở DB 2010 (hay còn gọi là thanh thủy trương)

Công tác thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika như sau

Bước 1: Xử lý chống thấm cho cổ ống, hộp kỹ thuật

Đối với cổ ống thoát sàn, thoát bệt và cổ ống thoát chậu rửa mặt, bạn đều xử lý chống thấm như sau:

  • Sử dung máy đục cầm tay, đục mở rộng và sâu quanh cổ ống ra tầm 3 – 4cm, sau đó vệ sinh sạch sẽ cổ ống bằng nước hoặc máy thổi bụi
  • Dùng keo foam bọt như Apolo bịt đáy để giữ chân khi đổ vữa không co ngót Sika Grout 214 – 11
  • Quấn quanh cổ ống bằng thanh trương nở Hyperstop DB 2010 (lưu ý là quấn thanh trương nở ở tầm sâu 4 -5cm từ mặt bê tông xuống)
  • Trộn vữa không co ngót Sika Grout 214 – 11, đổ đầy cổ ống cho bằng mặt bê tông hiện tại (có thể đổ nhô cao hơn khoảng 5mm đến 1cm)
Xử lý chống thấm cổ ống thoát sàn
Xử lý chống thấm cổ ống thoát sàn

Đối với hộp kỹ thuật: 

Vì đặc tính hộp kỹ thuật chứa rất nhiều đường ống chạy dọc xuyên sàn nên vị trí này rất dễ xảy ra thấm nếu bạn không xử lý thật kỹ. Do đó bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các bước chống thấm như sau:

  • Sử dụng vữa tốt, bạn xây be lên xung quanh hộp kỹ thuật khoảng tầm 2 đến 3cm (Mục đích xây be lên để nhằm giữ không cho vữa bị tràn ra ngoài khi đổ vào hộp kỹ thuật)
  • Dùng nước xịt rửa thật sạch toàn bộ hộp kỹ thuật
  • Dùng keo foam bọt như Apolo bịt đáy để giữ chân khi đổ vữa không co ngót Sika Grout 214 – 11 (Lưu ý là kiểm tra thật kỹ để tránh bị sót hở vị trí nào đó dẫn đến hiện tượng vữa khi đổ sẽ bị chảy ra hết)
  • Hộp kỹ thuật rất nhiều đường ống, do vậy không cần dùng thanh trương nở để quân như cổ ống thoát sàn nữa.
  • Trộn vữa không co ngót Sika Grout 214 – 11, đổ đầy hộp kỹ thuật cho bằng mặt bê tông hiện tại (có thể đổ nhô cao hơn khoảng 5mm đến 1cm)
Chống thấm hộp kỹ thuật nhà vệ sinh
Chống thấm hộp kỹ thuật nhà vệ sinh

Bước 2:  Xử lý gia cố chân tường xung quanh bằng lưới gia cố

  • Trước hết bạn dùng vữa tốt có trộn với phụ gia Sika Latex TH trát lót lên xung quanh chân tường cao khoảng 30cm, dưới góc chân tường cần được trát vát (Mục đích sau này dán lưới thủy tinh cho dễ bạn nhé). Lớp trát lót này nên mỏng tầm 5mm là đẹp nhất. Nên nhớ là trước khi lớp trát lót khô, bạn cần dùng chổi sơn quét qua quét lại cho bề mặt trát lót được thật phẳng phiu nhé!
  • Khi lớp trát lót này khô hoàn toàn, trộn cho mình hồ dầu với phụ gia Sika Latex TH lượng vừa đủ (Nên dùng máy khuấy bả để khuấy cho đều và nhuyễn). Dùng hồ dầu này quét lên trên bề mặt lớp vữa trát lót một lượt, sau đấy sử dụng lưới thủy tinh khổ 20cm dán lên lớp hồ dầu này. Rồi sau đấy bạn dùng chổi sơn quét thêm 1 lượt hồ dầu nữa cho phủ kín lưới thủy tinh kia đi là được. Đến đây là xong bước dán lưới gia cố xung quanh chân tường
Dán lưới thủy tinh gia cố xung quanh chân tường
Dán lưới thủy tinh gia cố xung quanh chân tường

Bước 3:  Xử lý chống thấm toàn bộ bề mặt bằng Sika chống thấm

  • Sau khi lớp dán lưới thủy tinh gia cố chân tường xong và khô hoàn toàn, tiến hành mài vệ sinh toàn bộ bề mặt còn lại của nhà vệ sinh. Dùng máy hút bụi làm sạch bề mặt, sau đấy phun tạo ẩm bề mặt trước khi thi công lớp chống thấm Sikatop Seal 107
  • Thi công lớp chống thấm thứ nhất: Tính toán lượng vật tư cần dùng cho nhà vệ sinh (định mức cho 1 lớp là 1.5kg/m2). Do đó với nhà vệ sinh có diện tích tính cả chân tường là 6m2, thì mỗi lớp sẽ thi công hết 6*1.5=9kg vật tư Sikatop Seal 107. Tiến hành cân đo thật chuẩn từng thành phần A và B rồi cho vào thùng sơn khuấy trộn đều Sikatop Seal 107 rồi tiến hành thi công lớp chống thấm thứ nhất.
  • Thi công lớp chống thấm thứ hai: Sau khi lớp thứ nhất khô hoàn toàn, tiến hành phun tưới ẩm và thi công lớp chống thấm tiếp theo cũng với định mức 1.5kg/m2 như lớp đầu tiên.
Hoàn thành thi công 2 lớp chống thấm Sikatop Seal 107
Hoàn thành thi công 2 lớp chống thấm Sikatop Seal 107

Bước 4: Ngâm nước trong vòng 48 tiếng để kiểm tra thấm

Ngâm nước kiểm tra công tác thi công chống thấm
Ngâm nước kiểm tra công tác thi công chống thấm

Sau khi lớp chống thấm thứ hai đã khô hoàn toàn (Thông thường rơi vào khoảng từ 6 đến 8 tiếng), bạn có thể bơm nước lên để ngâm và kiểm tra công tác chống thấm đã hoàn thành chưa?

Bước 5: Thi công láng vữa, ốp lát gạch hoàn thiện cho phòng vệ sinh

Trên đây mình đã trình bày đầy đủ các bước thi công chống thấm nhà vệ sinh sàn dương bằng Sika chống thấm hiệu quả nhất. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn thêm, vui lòng gọi ngay vào số Hotline tư vấn kỹ thuật 0908.358.395 để được giải đáp thêm nhé. Ngoài ra nếu bạn có nhu cầu mua hàng Sika chống thấm chính hãng, xin vui lòng liên hệ Hotline bán hàng 0926.58.4444 để được giá ưu đãi nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm và tìm đọc bài chia sẻ của mình!

Trả lời